Hai yếu tố quan trọng nhất của bộ thu phát SFP đó là Công suất phát (Tx power) và độ nhạy của bộ thu (Rx Sensitivity).
- Công suất phát là mức tín hiệu phát của thiết bị đó, mức này phải nằm trong phạm vi công suất của máy phát.
Ví dụ:Giải công suất phát của Moduletek SFP-GE-SX hoạt động từ (-9.5dBm đến -3dBm) thì công suất phát của Moduletek SFP-GE-SX phải nằm trong giải đó. Nếu công suất phát không nằm trong giải đó, SFP-GE-SX sẽ không hoạt động
- Độ nhạy RX là mức tín hiệu được nhận từ thiết bị đầu cuối và nó phải nằm trong dải công suất nhận.
Ví dụ: Độ nhạy RX của SFP-GE-SX là -23dBm, nếu tín hiệu nhận được mà nhỏ hơn -23dBm thì module quang SFP-GE-SX sẽ không nhận đủ tín hiệu. Điều này sẽ dẫn đến rớt gói tin (CRC) hoặc không có sự kết nối nào được thiết lập giữa 2 module quang.
Một phép tính đơn giản được sử dụng để xác định giá trị của công suất quang (đo bằng dBm). Từ viết tắt dBm là viết tắt của decibel milliwatts. Decibel milliwatts, như tên cho thấy, được đo tương đối với milliwatts. Đây là một phép đo thường được sử dụng để xác định mô-đun SFP hoặc cường độ tín hiệu của những thiết bị khác. Một số nhà cung cấp có thể sử dụng milliwatt (mW) và microwatt (µW) để mô tả công suất tín hiệu, chúng ta nên chuyển đổi chúng sang dBm trước khi tính toán.
Lấy Moduletek SFP-10G-SR làm ví dụ, Chúng ta sẽ kết nối 2 chiếc SFP-10G-SR lại với nhau, dải công suất phát của nó là site A từ -7.3dBm đến -1.3dBm. Cụ thể nó đã phát với giá trị -2.3dBm
Lúc này ở site B, công suất nhận của nó là -2.4dBm. Như vậy trong quá trình truyền đi nó đã suy hao 0.1 dBm (vẫn nằm trong ngưỡng nhận của module từ -1.0dBm đến -9.9dBm) nhưỡng nhận lí tưởng.
Giả dụ, trong quá trình truyền tín hiệu, module có mức suy hao cao hơn và công suất nhận lúc này khoảng -15dBm (nằm ngoài ngưỡng nhận -1.0dBm đến -9.9dBm và nằm ngoài độ nhạy thu Tx -13.9dBm) điều này chứng tỏ công suất quá cao và sẽ không có tín hiệu giữa site A và site B.
Một trong những yêu cầu quan trong nhất khi triển khai hệ thống là chúng ta phải để ý đến mức suy hao cho phép.
Link Loss = n x C + c x J + L x a + M
n — số lượng kết nối
C — độ suy giảm cho một đầu nối quang (dB) (~0.5-0.7dBm)
c — số lượng mối nối trong đoạn cáp sơ cấp
J — độ suy giảm cho một mối nối (dB) ) (~0.5-0.7dBm)
M — biên độ hệ thống (dây vá, uốn cong cáp, các sự kiện suy giảm quang học không thể đoán trước, v.v., nên được xem xét xung quanh 3dB)
a — độ suy giảm đối với cáp quang (dB / Km)
bước sóng 1310nm – 0.38dBm/km
bước song 1550nm – 0.22dBm/km
L — tổng chiều dài của cáp quang
Điều đó buộc chúng ta phải tính toán tổng suy hao cho phép khi triển khai bất kì hệ thống nào để tránh những lỗi phát sinh. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về sản phẩm module quang mà Starlinks phân phối
Nếu có gì thắc mắc, vui lòng để lại bình luận bên dưới. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của bạn.